10 Sept 2012

Phương pháp logic và Phương pháp lịch sử trong nghiên cứu khoa học xã hội


Phương pháp logic và Phương pháp lịch sử trong nghiên cứu khoa học xã hội
Đó là tiêu đề của chương trình Café Học thuật nhân văn diễn ra vào ngày 07/9/2012 tại phòng hội thảo D102, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn với phần trình bày của nhà nghiên cứu Bùi Văn Nam Sơn.
 Với chủ đề “Phương pháp Logic và phương pháp lịch sử trong nghiên cứu khoa học xã hội”, các học giả tham dự và sinh viên được gặp lại nhà nghiên cứu Bùi Văn Nam Sơn, một trong những diễn giả quen thuộc của chương trình Café học thuật nhân văn với các chủ đề như: Cá nhân và cộng đồng, Hãy dám biết và Dạy và học triết trong bối cảnh hậu hiện đại.
Sau phần giới thiệu diễn giả của chương trình, TS. Nguyễn Đức Lộc, Phó giám đốc Trung tâm TVHN&PTNNL rất vui mừng và ngạc nhiên vì số lượng các học giả, giảng viên và các bạn sinh viên tham dự chật kín phòng hội thảo D102 với một chủ đề nghiên cứu về triết học. Điều đó cho thấy sự quan tâm ủng hộ với các chương trình học thuật của Trung tâm nói riêng và nghiên cứu khoa học nói chung trong nhà trường.
Nhà nghiên cứu: Bùi Văn Nam Sơn (thầy ngồi giữa) trong phần trình bày

Với chủ đề của chương trình, xoay quanh các tác phẩm “Bách khoa toàn thư các khoa học Triết học 1 – Khoa học Lôgíc (Bùi Văn Nam Sơn dịch và chú giải), Các nguyên lý của triết học pháp quyền (Bùi Văn Nam Sơn dịch và chú giải), tập II của tuyển tập Các Mác, Phri-đrích Ăng-ghen, G.W.E. Hegel Wissenschaft der logik: die lehre vom Begriff 1816,  nhà nghiên cứu Bùi Văn Nam Sơn đã dẫn dắt người nghe qua các quan điểm của các triết gia nổi tiếng Engels, Hegel, Marx: “nghiên cứu thực chất là tháo rời sự vật ra, tách chúng khỏi tổng thể, tức là quá trình trừu tượng hoá”, “khoa học là quá trình của nghiên cứu chờ đợi được trình bày” (Marx) với diễn giải “khi tháo rời sự vật phải thấy được sự mâu thuẫn trong nội tại của nó, và cái hay của các nhà nghiên cứu là thấy được mâu thuẫn tưởng chừng như đơn giản của sự vật. Và từ một phạm trù đơn giản -> xuất hiện mâu thuẫn -> đòi hỏi phải giải quyết mâu thuẫn-> đưa đến một phạm trù mới ở mức cao hơn”, nhà nghiên cứu đưa ra ví dụ: nhìn hàng hoá, người tiêu dùng chỉ quan tâm đến nó đắt hay rẻ, tốt hay không, còn các triết gia lại nhìn thấy hàng hoá là giá trị trao đổi, là sức lao động bên trong nó,…
 
Kết luận trong phần trình bày của mình, diễn giả Bùi Văn Nam Sơn nhấn mạnh “hãy đối xử với Marx, Hegel và Engels như những nhà khoa học”, để có cái nhìn khách quan về triết lý và quan niệm của các ông.
từ phải qua : TS. Lê Hữu Phước, Phó hiệu trưởng, TS. Trần Kỳ Đồng, gv khoa Triết học và các sinh viên
Phát biểu sau phần trình bày của diễn giả, TS. Lê Hữu Phước cám ơn nhà nghiên cứu Bùi Văn Nam Sơn: “một phần trình bày hết sức thú vị và hữu ích về khoa học triết học đã thu hút sự quan tâm và kiên trì đến hết buổi của các giảng viên và sinh viên cùa trường, những nội dung trao đổi của thầy đã giúp chúng ta chạm đến một chìa khoá, và đòi hỏi sự lao động nghiêm túc, nghiên cứu khoa học sâu hơn để hiểu rõ về nó”.
TS. Nguyễn Đức Lộc (bên trái) tặng hoa cảm ơn nhà nghiên cứu Bùi Văn Nam Sơn
Các giảng viên, sinh viên tham dự chụp ảnh lưu niệm cùng nhà nghiên cứu Bùi Văn Nam Sơn
Tin, ảnh: HP
(Trích nguồn: Trường Đại học KHXH&NV TPHCM )

1 phản hồi:

Post a Comment

Cảm ơn bạn đã quan tâm tới bài viết! Chúc bạn một ngày vui vẻ.