21 Feb 2011

Những chia sẻ trong kinh nghiệm biên dịch

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn

Trân trọng kính mời quý vị đến tham dự chương trình "Café Học thuật Nhân văn" chuyên đề dịch thuật:

NHỮNG CHIA SẺ TRONG KINH NGHIỆM BIÊN DỊCH

do diễn giả Tôn Thất Lan trình bày.


Quý vị có thể đặt câu hỏi thảo luận trước cho diễn giả qua hộp thư của CLB Dịch giả trẻ (dichgiatre@gmail.com).

- Thời gian: 08g00-11g30 ngày 17/04/2011 (sáng Chủ Nhật)
- Địa điểm: Sảnh C, Trường ĐHKHXH&NV, 10 – 12 Đinh Tiên Hoàng, Quận 1, Tp.HCM.
- Ngôn ngữ: tiếng Việt

* Đặc biệt: mỗi người tham gia được tặng một tuyển tập song ngữ Việt - Anh những bài dân ca Việt Nam của dịch giả Tôn Thất Lan và một điều bí mật khác đang chờ đợi.

Ban tổ chức chương trình Café Học thuật Nhân văn - ĐHKHXH&NV Tp.HCM kính mời!

Đăng ký tham gia tại:
- Trung tâm Tư vấn Hướng nghiệp & Phát triển Nguồn nhân lực, phòng C001, số 10 – 12 Đinh Tiên Hoàng, Quận 1.
- Đăng ký trực tuyến: https://spreadsheets.google.com/viewform?formkey=dGtja0NWUC1tcUFCWlVPRndZTFFhcWc6MQ
- Điện thoại: 08.39102989 / 0988 603 953 (Như Quỳnh) – Thư điện tử: dichgiatre@gmail.com.
- Mức phí tham gia: 20.000đ (đã bao gồm chi phí nước uống)

Chú ý: Vì tính chất quan trọng của buổi nói chuyện nên quý vị đăng ký và xác nhận tham gia với Ban tổ chức trước 17h ngày 16/04/2011. Quý vị chỉ có thể tham gia khi đã đăng ký và xác nhận với Ban tổ chức.

Trân trọng!

Về buổi nói chuyện

Diễn giả Tôn Thất Lan sẽ giới thiệu với người tham dự những kĩ năng dịch văn bản với nhiều ví dụ cụ thể dựa trên kinh nghiệm hơn 50 năm trong nghề. Bài nói chuyện gồm 10 phần nhỏ:
- Định nghĩa (Definition);
- Biểu đồ (Chart);
- Vai trò của cấu trúc và mẫu câu (The role of structures and patterns);
- Sử dụng thì (The use of tenses);
- Cụm từ cố định: Biểu đạt thành ngữ (Fixed phrases: Idiomatic expressions);
- Mẫu xưng hô (The address form);
- Cụm động từ (Phrasal verbs);
- Thành ngữ - tục ngữ - châm ngôn (Idioms - Proverbs - Maxims);
- Cú pháp (Syntax);
- Kết luận (Conclusion).

Về diễn giả:

Dịch giả Tôn Thất Lan tên thật là Tôn Thất Lan, bút hiệu Trần Uyên Vũ, Vũ Huyền (sau 1980 chỉ dùng tên thật), sinh  ngày 8 tháng 1 năm 1940 tại thành nội Huế, chánh quán tại Gia Miếu, Ngoại Trang, Thanh Hóa. Đã từng theo học tại các trường: Thượng Tứ, Khải Định, Quốc học Huế và tốt nghiệp ban Anh Văn Đại học Sư phạm Huế vào năm 1961. Trước 1975 là giáo sư trường trung học Phan Chu Trinh (Đà Nẵng), sau 1975 cư ngụ tại Sài Gòn, sinh hoạt qua các bộ môn thơ văn và chuyên về âm nhạc (cầm ca thi phú).

Hiện dịch giả Tôn Thất Lan đang giảng dạy tiếng Anh tại Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng Kiến thức ngoại giao và Ngoại ngữ tại Tp.HCM; là cố vấn ngôn ngữ tiếng Anh cho CLB Dịch giả trẻ - http://dichgiatre.blogspot.com.

Một số tác phẩm truyện dịch:
- Những mảnh đời - Slices of life, NXB An Hòa.
- Những linh hồn lạc - The lost souls, First News, 2009.
- Trễ còn hơn không bao giờ - Better than never, First News, 2009.
- Cung bậc tình yêu - Pitches of love, First News, 2010.
- Tiếng vọng ngàn năm - Millenium-odd Reverberations, 2010, TTVH/HCM.

Các tuyển tập ca khúc (sưu tầm - sáng tác - viết lời Anh, Việt):

- Tiếng Việt: Trả lại màu nắng cho em (1993); Trả lại màu nắng cho em (1993); Ghé lại bên đời (1995); Mái trường yêu (1996); Huế vẫn ngàn năm (1999); Từ những áng thơ hay (2000), Rừng Hương (2002), Cho lòng an nhiên (2002); Gọi mãi tình xa (NXB Văn nghệ Tp.HCM, 05/2008); Tình (NXB Văn hóa Sài Gòn, 03/2008)...

- Tiếng Anh: On singing terms (1994); Hello (1996); Let's learn English the pleasant way (1999); The full-moon festival  - Hát hội trăng rằm (2000)...

Khoa học tự nhiên và những ảnh hưởng xã hội của nó - GS.TSKH. Nguyễn Văn Trọng (05/03)

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn

Trân trọng kính mời quý bạn đến tham dự chương trình "Café Học thuật Nhân văn" chuyên đề số 15:

KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG XÃ HỘI CỦA NÓ

do diễn giả Nguyễn Văn Trọng trình bày.


Quý vị có thể đặt câu hỏi thảo luận trước cho diễn giả qua hộp thư của chương trình (cafehocthuatnhanvan@gmail.com).

- Thời gian: 08g30-11g30 ngày 05/03/2011 (sáng thứ 7)
- Địa điểm: Sảnh C, Trường ĐHKHXH&NV, 10 – 12 Đinh Tiên Hoàng, Quận 1, Tp.HCM.
- Ngôn ngữ: tiếng Việt

Ban tổ chức chương trình Café Học thuật Nhân văn - ĐHKHXH&NV Tp.HCM kính mời!

Đăng ký tham gia tại:
- Trung tâm Tư vấn Hướng nghiệp & Phát triển Nguồn nhân lực, phòng C001, số 10 – 12 Đinh Tiên Hoàng, Quận 1.
- Điện thoại: 08.39102989 / 0988 603 953 (Quỳnh Lan) – Thư điện tử: cafehocthuatnhanvan@gmail.com.

Chú ý: Vì tính chất quan trọng của buổi nói chuyện nên quý bạn chỉ có thể tham gia khi đã đăng ký và xác nhận tham gia với Ban tổ chức trước 17h ngày 04/03/2011.

Trân trọng!

-----------------------

Về buổi nói chuyện:

"...Các xã hội hiện đại nay đã trở nên phụ thuộc vào khoa học ở một mức độ mà mỗi thành tựu mới của khoa học đều có thể đụng chạm tới nền tảng của chúng. Chỉ cần nhắc tới sự xuất hiện và phát triển của mạng thông tin viễn thông cũng đủ chứng minh điều này. Sự phụ thuộc này không chỉ có mặt sáng mà có cả mặt tối của nó. Những biến đổi khí hậu và môi trường gây ra bởi nền sản xuất công nghiệp là một trong nhiều minh chứng. Những người lạc quan hy vọng rằng mọi vấn đề phát sinh ra từ khoa học thì cũng có thể được giải quyết bằng khoa học. Những người bi quan lo âu cho một kết cục bi thảm của sự phát triển đầy phiêu lưu này. Dù sao đi nữa để giải quyết vấn đề cũng không thể nào đơn giản ra một mệnh lệnh kiềm chế khoa học và kỹ thuật. Thế giới thực sự phải đối mặt với tình thế lưỡng nan của sự tiến bộ do khoa học nâng đỡ cùng với những hệ quả của nó. Thật sai lầm nếu cho rằng những vấn đề nảy sinh có thể được giải quyết mà không cần tới khoa học. Sự suy giảm trong nghiên cứu khoa học đang bộc lộ ra có thể sẽ đưa thế giới hiện đại tới trạng thái mất khả năng phản ứng lại một cách đúng đắn." (Trích trong bài Khoa học và Văn hóa của GS.TS Nguyễn Văn Trọng, một phần nội dung trong bài này đã được công bố trên tạp chí Tia Sáng, TBKTSG)

Về diễn giả:


Ông Nguyễn Văn Trọng sinh năm 1940 tại Hà Nội, tốt nghiệp trung học phổ thông năm 1959 tại trường trung học cấp III đường Lý Thường Kiệt Hà Nội. Sau một năm học tiếng Nga tại lớp chuyên tu trường ngoại ngữ Gia Lâm, năm 1960 ông sang Liên Xô học ở trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Kiev theo chuyên ngành vật lý lý thuyết. Ông tốt nghiệp đại học Kiev với hạng ưu năm 1965.

Thời kỳ 1965 - 1968 ông là nghiên cứu sinh ở trường Đại học Kiev. Ông bảo vệ thành công luận án Kandidat nauk (TS) năm 1968 tại Đại học Kiev.Thời kỳ 1969 - 1970 ông là cộng tác viên khoa học tại Viện vật lý lý thuyết Kiev (Viện hàn lâm khoa học Ukraine).

Năm 1970 ông về Việt Nam nhận công tác tại phòng vật lý lý thuyết thuộc Viện vật lý Hà Nội (lúc đó mới được thành lập). Từ năm 1979 ông vào làm việc tại Viện vật lý TP Hồ Chí Minh cho tới khi về hưu (2005). Năm 1984 ông bảo vệ thành công luận án Doctor nauk (TS KH) tại Đại học Kiev.

Ông đã công bố 30 công trình khoa học trên các tạp chí chuyên ngành quốc tế, trong đó có 05 công trình công bố trên tạp chí Phys.Rev. B vào các năm 1988, 1992, 1996, 1999, 2004.

Ông có nhiều chuyến đi làm việc ngắn hạn ở nước ngoài: Viện vật lý lý thuyết Kiev (Liên Xô): 1969-1970/9tháng, 1976/3tháng, 1981/6tháng, 1984/6tháng, Đại học Kiev (Liên Xô): 1981-1983/2năm, Đại học Stuttgart (CHLB Đức): 1987/9tháng, 1991/9tháng, 1995/6tháng, 1998/6tháng, 2000/6tháng, 2002/3tháng, Đại học Moncton (Canada) 1992-1993/6tháng.

Ông được nhà nước phong hàm Phó giáo sư (năm 1984) và Giáo sư (năm 1991).

Đọc thêm thông tin về diễn giả: Có rất nhiều ngộ nhận về khoa học