30 Oct 2010

Hình ảnh buổi nói chuyện của PGS. TS. Lương Hồng Quang

Chương trình Cafe học thuật Nhân văn số 9 với chủ đề: "Từ làng lên phố - một mô hình đô thị hóa ở Việt Nam" của PGS. TS. Lương Hồng Quang vào sáng thứ 7 ngày 30/10 đã thu hút nhiều giảng viên, học viên cao học, sinh viên trong và ngoài trường ĐH. KHXH&NV Tp.HCM đến nghe.

Sau đây là một số hình ảnh của buổi nói chuyện này:














































Tin & ảnh: Phan Tuấn Quốc, Trần Bình

26 Oct 2010

Từ làng lên phố - một mô hình đô thị hóa ở Việt Nam - PGS. TS. Lương Hồng Quang (30/10)

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn

Trân trọng kính mời quý vị đến tham dự chương trình CAFE HỌC THUẬT NHÂN VĂN chuyên đề số 9:

TỪ LÀNG LÊN PHỐ - MỘT MÔ HÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở VIỆT NAM

do PGS. TS. Lương Hồng Quang trình bày.


- Thời gian: 8g30 ngày 30/10/2010 (sáng thứ 7)

- Địa điểm: Cà phê Văn Khoa, Trường ĐHKHXH&NV, 10 – 12 Đinh Tiên Hoàng, Quận 1, Tp.HCM.

Ban tổ chức chương trình Cafe Học thuật Nhân văn - ĐHKHXH&NV Tp.HCM kính mời!

Đăng ký tham gia tại:

- Trung tâm Tư vấn Hướng nghiệp & Phát triển Nguồn nhân lực, phòng C001, số 10 – 12 Đinh Tiên Hoàng, Quận 1.
- Điện thoại: 08.39102989 (đ/c Quỳnh Lan) – Thư điện tử: cafehocthuatnhanvan@gmail.com.

Chú ý: Vì tính chất quan trọng của buổi nói chuyện nên quý vị đăng ký và xác nhận tham gia với Ban tổ chức trước 17h ngày 29/10/2010. Quý vị chỉ có thể tham gia khi đã đăng kí và xác nhận với Ban tổ chức.


Trân trọng!

Về diễn giả: PGS. TS. Lương Hồng Quang

- Sinh ngày 4-5-1961, tại Tịnh Long, Sơn Tịnh, Quảng Ngãi. Bảo vệ Tiến sĩ năm 1996.

- Từ 1979 đến 1983 học tại Đại học Văn hóa. Từ tháng 12/1984 đến 1989 công tác tại Viện Văn hóa. Từ 1989 đến nay công tác tại Viện Văn hóa - Thông tin.

- Phó Viện trưởng, Nghiên cứu viên chính và Trưởng ban Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Văn hóa và Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, Hỗ trợ và Phát triển Văn hóa tại Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam (thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch),

- Là giảng viên kiêm chức tại Bộ môn Lịch sử Văn hóa Việt Nam, Khoa Lịch sử, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) và giảng viên thỉnh giảng tại Khoa Nhân học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh).

- Tham gia hướng dẫn 2 thạc sĩ, 2 tiến sĩ (đồng hướng dẫn)

- Tham gia nhiều hội đồng chấm luận án tiến sĩ, thạc sĩ.

Các
đề tài nghiên cứu khoa học:

- Chủ nhiệm đề tài cấp Bộ: “Văn hóa nông thôn trong phát triển” 1996-1999.
- Chủ nhiệm dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa: "Nghề chạm bạc Đồng Sâm", "Hội Gầu Tào người Hmông", "Lễ hội Đồng Kỵ", "Lễ cầu mùa Dao, Lục Yên, Yên Bái", "Tổng quan về người Hmông"; "Nghề bánh dày Quán Gánh", "Nghề chạm bạc Định Công", "Sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể ở đảo thuộc Hải Phòng", "Lễ hội làng Giang Xá, thị trấn Trạm Trôi, Hà Tây", "Lễ hội làng Hoài Thị, Tiên Du", "Tục hát chèo đò vùng châu thổ Bắc Bộ",

- Tham gia đề tài cấp Nhà nước KHXH-03-08 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và những biến đổi xã hội nông thôn của trường Đại học Nông nghiệp I;
- Đề tài cấp Bộ Tác động của Đổi mới tới các quan hệ xã hội cơ bản trong làng-xã đồng bằng sông Hồng” của Viện Xã hội học- Trung tâm KHXH và NV quốc gia);
- Đề tài ĐTĐL - 2005/07: Hoạt động văn hóa và sản phẩm văn hoá trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, tham gia.
- Đề tài cấp Bộ Thực trạng đời sống văn hoá làng Nam Bộ (Bộ Văn hoá Thông tin)
- Tham gia các Dự án hợp tác giữa Viện với SIDA Thuỵ Điển về xây dựng Chính sách văn hóa vì sự phát triển và Dự án Quản lý văn hóa nghệ thuật trong cơ chế thị trường hợp tác với Quỹ Ford.
Các sách đã xuất bản:
- Tam Sơn, truyền thống và hiện đại (in chung), Nxb. Sự thật, 1993.
- Lối sống trong đời sống đô thị Việt Nam (in chung), Viện Văn hóa Xuất bản, 1993, 270 trang.
- Văn hóa và Phát triển (in chung), Viện Văn hóa Xuất bản, 1995.
- Ninh Hiệp, truyền thống và phát triển (in chung), Nxb. Chính trị Quốc gia, 1997.
- Thực hành nghiên cứu khoa học xã hội (sách dịch) (in chung), Nxb. Chính trị Quốc gia, 1999.
- 20 năm xây dựng Hải Hậu điển hình văn hóa huyện (1978-1998) (in chung), Bộ Văn hóa - Thông tin ấn hành năm 1999.
- Phát triển cộng đồng: Lý thuyết và vận dụng (in chung). Nxb Văn hóa Thông tin, 1999.
- Dân trí và sự hình thành văn hóa cá nhân, Nxb. Văn hóa Thông tin, 1999.

- Sự biến đổi của làng - xã Việt Nam ngày nay (ở đồng bằng sông Hồng) (in chung), Nxb. KHXH, 2000.
- Văn hóa của nhóm nghèo ở Việt Nam (in chung), chủ biên, Nxb. Văn hóa Thông tin, 2001.
- Đời sống văn hóa đô thị và khu công nghiệp Việt Nam (in chung). Nxb. Văn hóa Thông tin, 2005.

25 Oct 2010

Hình ảnh buổi nói chuyện của dịch giả Bùi Văn Nam Sơn

Chương trình Cafe học thuật Nhân văn số 8 với chủ đề: "Cá nhân và Cộng đồng" của dịch giả Bùi Văn Nam Sơn (nhà nghiên cứu triết học) vào sáng thứ 7 ngày 09/10 đã thu hút hơn 60 người là giảng viên, học viên cao học, sinh viên trong và ngoài trường ĐH. KHXH&NV Tp.HCM đến nghe.

Sau đây là một số hình ảnh của buổi nói chuyện này:






























Tin & ảnh: Phan Tuấn Quốc, Trần Bình