ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn
Trân trọng kính mời quý vị đến tham dự chương trình CAFE HỌC THUẬT NHÂN VĂN chuyên đề số 8:
CÁ NHÂN VÀ CỘNG ĐỒNG
do nhà triết học, dịch giả Bùi Văn Nam Sơn trình bày.
Nhà triết học, dịch giả Bùi Văn Nam Sơn |
- Thời gian: 8g30 ngày 09/10/2010 (sáng thứ 7)
- Địa điểm: Phòng D.201, Trường ĐH. KHXH&NV
10 – 12 Đinh Tiên Hoàng, Quận 1, TP.HCM
Ban tổ chức chương trình Cafe Học thuật Nhân văn - ĐH. KHXH&NV TP.HCM kính mời!
Đăng ký tham gia tại:
- Trung tâm Tư vấn hướng nghiệp & Phát triển nguồn nhân lực, phòng C001, số 10 – 12 Đinh Tiên Hoàng, Quận 1. - Điện thoại: 08.39102989 (đ/c Quỳnh Lan) – Email: cafehocthuatnhanvan@gmail.com.
Chú ý: Vì tính chất quan trọng của buổi nói chuyện nên quý vị đăng ký và xác nhận tham gia với Ban tổ chức trước 17h ngày 08/10/2010. Quý vị chỉ có thể tham gia khi đã đăng kí và xác nhận với Ban tổ chức.
Trân trọng!
Về diễn giả:
Nhà nghiên cứu triết học, dịch giả Bùi Văn Nam Sơn
- Sinh năm 1947 tại Vĩnh Trinh, Duy Xuyên, Quảng Nam trong Bùi tộc Vĩnh Trinh (là chú họ của nhà thơ Bùi Giáng)
- Học triết học tại Đại học Văn khoa Sài Gòn từ 1964-1968,
- Sang Đức (niềm tự hào của nước Đức là triết học, là quê hương của nhiều nhà triết học có tầm ảnh hưởng nhất thế giới) học khoa Triết học - Đại học J. W. Goethe, Frankfurt/M từ năm 1968 và là học trò ruột của hai nhà triết học hàng đầu thế giới là Karl Otto Apel và Habermas.
- Sau đó, ông trở thành giảng viên triết học tại Đức.
- Về Việt Nam, ông trở thành người đưa triết học thế giới vào Việt Nam một cách có hệ thống.
- Bản dịch "Phê phán lý tính thuần túy" (dày 1.300 trang) đã được Quỹ Dịch thuật Phan Châu Trinh và Đại học Quốc gia Hà Nội trao tặng giải thưởng Tinh hoa giáo dục quốc tế.
- Thành thạo nhiều thứ tiếng: Hy Lạp, Đức, Anh, Pháp, Hoa
* Những nhận xét về ông:
- Công lao của ông là “tạo ra triết học Hegel, Kant bằng tiếng Việt” (GS triết học Nguyễn Hữu Liêm),
- “Một biến cố văn học lớn của Việt Nam” (Giáo sư triết học Nguyễn Hữu Liêm nhận xét khi bản dịch cuốn sách triết học “Hiện tượng học tinh thần” của Hegel của ông xuất bản)
- Sinh thời, Bùi Giáng rất kính nể người chú họ (Bùi Văn Nam Sơn) này.
* Các sách đã xuất bản:
Trong khoảng 5 năm trở lại đây, khoảng 15 tác phẩm do ông dịch, chú giải, hoặc giới thiệu, chú thích, hiệu đính… được giới học thuật và bạn đánh giá rất cao.
Những tác phẩm chính do Bùi Văn Nam Sơn dịch và chú giải đã xuất bản tại Việt Nam |
- Triết học Kant, 2005
- Hegel, Hiện tượng học tinh thần, 2006
- Immanuel Kant, Phê phán lý tính thuần túy, 2004
- Immanuel Kant, Phê phán năng lực phán đoán
- Immanuel Kant, Phê phán lý tính thực hành
- Hegel, Khoa học logic
- Hegel, Các nguyên lý của triết học pháp quyền
- Jean-François Lyotard, Hoàn cảnh hậu hiện đại, 2007
- John Stuart Mill, Bàn về tự do
- John Stuart Mill, Chính thể đại diện, 2008
- Nền đạo đức Tin Lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản, 2008
- ...
* Báo chí phỏng vấn, viết về ông
- SáchHay.com phỏng vấn nhà triết học Bùi Văn Nam Sơn
- Bùi Văn Nam Sơn, kẻ lữ hành theo chân các triết gia
- Bùi Văn Nam Sơn trải lòng với sinh viên
- Đôi bạn bên hồ
- Bùi Văn Nam Sơn: Triết học không còn là đặc sản của những "thiên tài"…
- Luyện nội công song song với học quyền cước
- Văn hóa là tự do và sáng tạo không ngừng, VietNamNet
- Văn hóa không đối lập với văn minh, VietNamNet
* Các bài viết của ông trên báo Sài Gòn Tiếp thị:
http://sgtt.vn/Tim-kiem/Index.html?keyword=B%C3%B9i%20V%C4%83n%20nam%20S%C6%A1n&scope=*&channel=-1&from=&to=&page=1&option=fast
* Tham khảo thêm:
http://amvc.free.fr/Damvc/GioiThieu/BuiVanNamSon/BVNSTab.htm
0 phản hồi:
Post a Comment
Cảm ơn bạn đã quan tâm tới bài viết! Chúc bạn một ngày vui vẻ.