23 Mar 2011

Ý tưởng Đại học trực tuyến - Phạm Văn Trường

Chương trình Cafe học thuật Nhân văn (22/3) chuyên đề : "Bàn về tinh thần đại học" đã nhận được sự quan tâm của nhiều bạn sinh viên . Ngoài việc đến trực tiếp hội trường D, ĐHKHXH&NV để trao đổi với các diễn giả, một số bạn đã gửi email đến cho chương trình. Trích dưới đây là email của bạn Phạm Văn Trường về ý tưởng về Đại học trực tuyến.


HCM 21/3/2011

Phạm Văn Trường

Đại Học Giao Thông Vận Tải tp HCM

Ý TƯỞNG: ĐẠI HỌC TRỰC TUYẾN

“Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”(Hồ Chí Minh). Vậy tại sao vẫn có những người không được học đại học ?. trường Đại Học Trực Tuyến sẽ là con đường hiện thực hóa ước mơ, ai ai cũng có quyền được học, dù lớn hay nhỏ, dù giàu hay nghèo, dù thành thị hay vùng sâu vùng xa”

Giới thiệu ý tưởng.

Đất nước ta đã bước vào thời đại công nghệ thông tin, công nghệ thông tin đã mang lại nhiều lợi ích. Chính vì lợi thế đó, Đại Học Trực Tuyến sẽ là bước đi tiên phong giúp phát triển nguồn nhân lực. hình thức đào tạo này có thể nhanh chóng đưa kiến thức đến mọi vùng miền

Đào tạo trực tuyền đang là xu hướng toàn cầu, những quấn sách bằng giấy nay đã được số hóa thành ebook, sách điện tử, các bài giảng cũng cũng đã trở thành những giáo trình điện tử và thành những video chia sẻ trên internet. Chúng ta không thể phủ nhận điều đó. Đại Học Trực Tuyến sẽ là một cuộc cách mạng trong lĩnh vực giáo dục ở Việt Nam.

Hình thức đào tạo

Mọi người có thể đăng ký học miễm phí tại web của trường. Theo một chương trình đào tạo trực tuyến, ví dụ: muốn hoàn thành khóa học của ngành quản trị kinh doanh thì học sinh phải hoàn thành 50 điểm kiến thức chuyên ngành và 50 điểm xã hội ( tình nguyện viên, báo cáo tình hình kinh tế, xã hội nơi học sinh ở, biện pháp bảo vễ môi trường, ý tưởng phát triển kinh tế, …). Đào tạo trực tuyến phải hoàn toàn minh bạch, tổ chức thi theo hai hình thức, một thi trực tuyến, hai là thi theo hình thức thông thường, tổ chức các kỳ thi thông thường ở các huyện và thành phổ gần học viên nhất.

Lợi ích

Lợi ích về mắt kinh tế : chí phí để xây dựng một trường Đại Học Trực Tuyến rẻ hơn nhiều so với việc xây dựng một trường đại học thông thường, không tốn diện tích đất, chi phí đi lại của học sinh từ nông thôn lên thành phố. Chi phí nhà trọ. Một giáo sư trong một giờ chỉ có thể giảng cho tối đa 100 học sinh, nhưng nếu với một video bài giảng có thể cho hàng triệu học sinh. Mỗi học sinh chỉ cần bỏ tiền ra mua một chiếc máy tính là đã có thể dễ dàng học được ngay, giúp tăng nhanh chóng nguồn nhân lực cho quốc gia

Lợi ích về mặt xã hội : mọi người đều có thể được học, nâng cao trình độ dân trí rộng khắp, giảm tình trạng tệ nãn xã hôi ở khu nhà trọ, cùng rất nhiều lợi ích khi tất cả mọi người được học.

Lợi ích chung : nâng cao tính chủ động của học sinh, chủ động tìm tòi học hỏi, giảm bớt sự gánh nặng về thiếu giảng viên,

Và còn rất nhiều nếu chúng ta cùng phân tích, mong nhận được sự đóng góp. Xin chân thành cảm ơn

1 phản hồi:

tôi nghĩ ý tưởng này đã xuất hiện nhiều, nhưng chưa hề được phân tích đầy đủ. cũng như một kế hoạch hoàn mỹ. nếu có cơ hội, tôi mong ý tưởng sẽ được trao đổi và sự góp ý của mọi người để hoàn thiện hơn

Post a Comment

Cảm ơn bạn đã quan tâm tới bài viết! Chúc bạn một ngày vui vẻ.