Chuyên đề: "Nghiên cứu định tính trong khoa học xã hội: Nhận thức luận, quan điểm lý thuyết, phương pháp luận và phương pháp"
Diễn giả:
Nguyễn Xuân Nghĩa
Tiến sĩ Xã hội học, Phụ trách chuyên môn ngành Xã hội học
Khoa XHH-CTXH-ĐNÁ, Đại học Mở Tp Hồ Chí Minh
Thời gian:
8g30 - 11g30, thứ 7, ngày 9/6/2011
Địa điểm:
Phòng D102, trường ĐH KHXH&NV, 10 - 12, Đinh Tiên Hoàng
Đăng kí tham dự:
- Đăng kí trực tuyến tại đây
- Đăng kí trực tiếp tại:
Trung tâm Tư vấn Hướng nghiệp và Phát triển Nguồn Nhân lực - ĐH KHXH&NV
Phòng C001, ĐH KHXH&NV, 10 - 12, Đinh Tiên Hoàng, Quận 1
ĐT: 08 3910 2989 - 0908421412 (Quỳnh Lan)
Thông tin về diễn giả và chuyên đề:
Tóm tắt: Trong khi so sánh với nghiên cứu định lượng, báo cáo nhằm tìm hiểu những đặc trưng và mối quan hệ giữa bốn thành tố chính yếu trong nghiên cứu định tính: nhận thức luận, quan điểm lý thuyết, phương pháp luận và phương pháp. Bốn thành tố trên tác động rõ rệt lên sản phẩm nghiên cứu. Việc phối hợp các thành tố này tạo ra các loại hình rất đa dạng trong nghiên cứu định tính. Báo cáo cũng đề cập đến những ưu điểm và hạn chế của nghiên cứu định tính trên các chiều cạnh vừa nêu, kể cả khía cạnh kỹ thuật trong việc xử lý các dữ kiện định tính bằng các phần mềm chuyên dụng (CAQDAS = Computer-assisted qualitative data analysis).
Tài liệu tham khảo để thảo luận:
- Nguyễn Xuân Nghĩa, "Một số vấn đề nhận thức luận, phương pháp luận và đóng góp của nghiên cứu định tính", Tạp chí Khoa Học Xã Hội, số 3 (139) - 2010, tr. 23-34.
- Nguyễn Xuân Nghĩa, "Mối quan hệ giữa nhận thức luận, quan điểm lý thuyết, phương pháp luận và phương pháp trong nghiên cứu xã hội", Tạp chí Khoa học Trường Đại học Mở Tp. HCM, số 1 (24), 2012, tr. 70-79.
- Nguyễn Xuân Nghĩa, "Một số chủ đề cơ bản trong tư tưởng xã hội học của Erving Goffman: tương tác, căn tính và trật tự xã hội", Tạp chí Khoa học Xã hội, số 1 (161) - 2012, tr. 60-71.
- Nguyễn Xuân Nghĩa, "Vài suy nghĩ về khuynh hướng và những giả định trong các loại hình nghiên cứu xã hội", Tạp chí Khoa học Xã hội, số 10, 2006, tr. 16-19.
- Nguyễn Xuân Nghĩa, "Quy nạp phân tích (analytic induction) - một lối tiếp cận của nghiên cứu định tính", Tạp chí Khoa học Xã hội, số 7 (155) - 2011, tr. 24-33.
- Nguyễn Xuân Nghĩa, "Lý thuyết đặt cơ sở trên dữ kiện thực địa (grounded theory): Trình bày và so sánh với một số tiếp cận định tính khác", Tạp chí Khoa học Xã hội, số 9 (145) - 2010, tr.9-19.
- Nguyễn Xuân Nghĩa, "Giới thiệu phương pháp phân tích cấu trúc các dữ kiện định tính", Tạp chí Khoa Học Xã Hội, số 5 (141) - 2010, tr. 13-21.
- Nguyễn Xuân Nghĩa, "Internet và nghiên cứu điện tử (e-research)", tr. 247-262, trong Nguyễn Xuân Nghĩa, Phương pháp và kỹ thuật trong nghiên cứu xã hội, Nxb Phương Đông, 2010, 316 tr.
- Nguyễn Xuân Nghĩa, "Sử dụng các phần mềm chuyên dụng trong nghiên cứu định tính", Tạp chí Khoa học Trường Đại học Mở Tp. HCM, số 3 (18), 2010, tr. 91-98.
* Của các tác giả khác:
- Bùi thế Cường, "Các lý thuyết về hành động xã hội",Tạp chí Khoa học Xã hội, số 6(94)- 2006, tr. 57-71.
- Bùi Thế Cường, “Đem con người trở lại" (dịch bài của Homans, American Sociologcal Review. Vol 29 No 5. 12/1964, trang 809-818. Bản dịch trong khuôn khổ Dự án JDP 2007.).
- Bùi Thế Cường (Chủ biên) Phương pháp nghiên cứu xã hội và lịch sử. Nxb Từ điển Bách khoa. 2010.
- Lê Thanh Sang. 2010. «Phân tích định tính trong khoa học xã hội», Bùi Thế Cường (Chủ biên) Phương pháp nghiên cứu xã hội và lịch sử. Nxb Từ điển Bách khoa.
0 phản hồi:
Post a Comment
Cảm ơn bạn đã quan tâm tới bài viết! Chúc bạn một ngày vui vẻ.